2025-01-10 IDOPRESS
Đây là trường hợp cao tuổi nhất áp dụng đồng thời hai kỹ thuật này,TS Đào Việt Phương,Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ,Bệnh viện Bạch Mai,nói hôm 10/1.
Cụ Đào Văn Dễ,quê Hưng Yên,nhập viện đêm 2/1,sau 1,5 giờ khởi phát đột quỵ. Khi vào viện,người bệnh lơ mơ,liệt nửa người phải,không nói được. Gia đình cho biết cụ có biểu hiện bất thường sau khi xem xong trận chung kết bóng đá,với các triệu chứng yếu tay chân phải và rối loạn ngôn ngữ.
Cụ ông 103 tuổi hồi phục hoàn toàn,không di chứng sau đột quỵ não. Ảnh: Lê Nga
Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ não và nhập viện trong "thời gian vàng". Tuy nhiên,do tuổi cao,việc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết và can thiệp lấy huyết khối cơ học phải được tính toán kỹ lưỡng để tránh biến chứng. Sau hội chẩn,các bác sĩ quyết định áp dụng đồng thời cả hai phương pháp.
Thuốc tiêu sợi huyết giúp phân hủy các cục máu đông (uống hoặc truyền tĩnh mạch),còn lấy huyết khối cơ học là thủ thuật can thiệp nhằm loại bỏ cục máu đông ra khỏi mạch máu bằng cách sử dụng các thiết bị y tế chuyên dụng.
Sau 24 giờ,cụ hồi phục hoàn toàn,không để lại di chứng. Hiện bệnh nhân có thể đọc thơ rõ ràng,trí nhớ và vận động tốt,thậm chí không cần kính khi đọc báo.
Ông Đào Văn Nhãn,82 tuổi,con trai cụ Dễ,chia sẻ gia đình từng chuẩn bị hậu sự vì không nghĩ cụ có thể qua khỏi. Tuy nhiên,sau can thiệp,người bệnh tỉnh táo,nói chuyện bình thường,khiến cả nhà "vô cùng bất ngờ và hạnh phúc".
Phó giáo sư Đào Xuân Cơ,Giám đốc Bệnh viện,nhận định đây là ca bệnh khó,đòi hỏi quyết định táo bạo và xử lý chính xác của đội ngũ bác sĩ. Trường hợp này cũng minh chứng rằng đột quỵ ở bất kỳ độ tuổi nào,nếu được can thiệp sớm,đều có thể mang lại kết quả tốt. Việc gia đình nhận biết kịp thời dấu hiệu đột quỵ và đưa cụ đi cấp cứu đã góp phần quan trọng trong việc cứu sống,hồi phục hoàn toàn cho bệnh nhân.
Lê Nga