2024-09-20 HaiPress
"Tôi đang khóc ròng với thủ tục hành là chính khi bị treo hồ sơ nhà đất. Chuyện là tôi phải bán nhà để trả nợ ngân hàng vì gồng hết nổi nợ. Nhưng dù đã hạ giá tới 20% so với năm ngoái để bán được nhanh,nhưng tôi lại vướng ở khâu hồ sơ thuế suốt hai tháng nay chưa sang tên được căn nhà. Trong khi đó,lãi ngân hàng tôi vẫn phải trả đều,tiền bán nhà thì mãi chưa được nhận".
Đó là chia sẻ của độc giả Thaonguyen.ht trước thực trạng "Nhiều giao dịch nhà đất TP HCM ngưng trệ vì chờ thuế". Hiện nhiều trường hợp bị treo hồ sơ nhà đất như thế cũng đang "đứng ngồi không yên". Theo số liệu vừa công bố của Cục Thuế TP HCM,hơn 8.800 hồ sơ đang chờ xử lý của tháng 8 liên quan đến nghĩa vụ tài chính. Trong đó có 5.448 hồ sơ thuế liên quan đến chuyển nhượng bất động sản. Tình trạng này phát sinh do Cục thuế gặp vướng mắc trong việc giải quyết các thủ tục hành chính về nghĩa vụ thuế trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/8 đến thời điểm bảng giá đất điều chỉnh theo quy định tại Luật Đất đai 2024.
Thắc mắc về tình trạng tắc nghẽn trong xử lý thủ tục thuế liên quan đến chuyển nhượng bất động sản,bạn đọc Red đặt dấu hỏi: "Khung giá đất mới của Sở Tài nguyên Môi trường đang là dự thảo và trong quá trình lấy ý kiến,nghĩa là chưa áp dụng khung giá đất mới ngay tức thì. Vậy cơ quan thuế vẫn phải áp dụng theo khung giá đất hiện hành để xử lý hồ sơ chứ sao lại kêu vướng mắc? Khi nào ban hành khung giá đất mới thì lúc đó tính lại giá mới từ ngày áp dụng là xong. Tại sao phải dừng hết hồ sơ lại để chờ? Cái này khác nào tự mình làm vướng mình?".
>> Ai hưởng lợi khi đất TP HCM tăng giá 50 lần theo bảng giá mới?
Hầu như mọi giao dịch sang nhượng thứ cấp hiện đều bị "tắc". Chuyện "tắc" thuế còn kéo theo hệ lụy đến nhiều ngành nghề kinh tế khác,ảnh hưởng đến sự phát triển chung. Các khoản thuế thu nhập cá nhân,trước bạ,chuyển nhượng... từ bất động sản từng đóng góp tích cực vào nguồn thu thành phố,giờ cũng bị chững lại.
Đồng quan điểm,độc giả AKa nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tháo gỡ khó khăn về thuế cho người mua,bán bất động sản: "Càng để lâu thì càng nhiều người sống dở chết dở. Một ông anh chơi chung với tôi đang mắc nợ ngân hàng hơn ba tỷ đồng nên muốn bán nhà gấp. Anh rao bán nhà chỉ được 4,15 tỷ đồng nhưng khách bỏ cọc. Sau đó,có người khác muốn mua lại khiến anh mừng húm. Nhưng khổ nỗi giờ lại vướng cái thủ tục thuế nên đánh chờ. Vậy là tháng nào anh cũng 'gồng lãi' muốn xỉu".
Nói về giải pháp khơi thông nguồn thuế giao dịch bất động sản,bạn đọc Thiennganhận định: "Mong cơ quan thuế sớm giải quyết thủ tục cho người mua và người bán bất động sản. Việc chờ đợi quá lâu sẽ phát sinh đủ loại chi phí. Chúng tôi đang như 'ngồi trên đống lửa' vì phải trả tiền lãi vay,mất cọc,hủy hợp đồng. Nên có phương án tính thuế tạm nộp,sau đó sẽ truy thu thêm,chứ không thể để người dân chịu thiệt thòi vậy được. Chúng tôi sẵn sàng ký bản cam kết nộp thêm thuế (nếu có) theo quy định để hồ sơ được thông suốt".
Thành Lê tổng hợp
'Đánh thuế đất lũy tiến như tính giá điện'
'Đánh thuế đất theo giá trị để kìm giá nhà Hà Nội'
'Kiểm soát giá nhà không chỉ bằng đánh thuế'
'Thuế hàng năm thay vì bất động sản thứ hai'
'Thuế bất động sản thứ hai tạo hạn mức sử dụng đất'
Công bằng với thuế bất động sản thứ hai
'Đánh thuế đất lũy tiến như tính giá điện'
'Đánh thuế đất theo giá trị để kìm giá nhà Hà Nội'
'Kiểm soát giá nhà không chỉ bằng đánh thuế'
'Thuế hàng năm thay vì bất động sản thứ hai'
'Thuế bất động sản thứ hai tạo hạn mức sử dụng đất'
Công bằng với thuế bất động sản thứ hai